Phạm Công Cúc Hoa
Pham Cong - Cuc Hoa is an ancient poem that includes 4,610 of 6-8 verses, appeared around mid 18th century- early 19th century. This is one of the longest ancient poem in Vietnamese literature.The poem’s author hadn’t been determined until late 2009, based on a woodblock prints, some researcher believed that Dương Thị Minh Đức is the one. The poem refers to some characters found in Chinese legends such as the Monkey King “ Tề Thiên Đại Thánh”, Prince Na Tra, even some ancient Chinese countries like Qi, Zhao, Zheng, Wei ( countries during Warring States period) were also mentioned here.
Summary of content:
Phạm Công was the son of God. He was sent by his father to reincarnate in a family of an old couple who were poor but kind and righteous. They had a hard time to conceive a child so they prayed to God. After Phạm Công was born, his father passed away. Having no money, he took his Mom to wander around to beg for foods. To test his moral, Buddha turned himself into a beggar and was shared some foods by Phạm Công. Some angles turned themselves into beautiful ladies to flirt him but he turned his back away. He went to a school where he wanted to study. Every day, he fed his Mom the best foods he got and ate the left over. Cúc Hoa, daughter of an official, saw that and felt touched by his filial piety. She asked for her parent permission to marry him. After marriage, Cúc Hoa got pregnant. Phạm Công finished his study and took the imperial examination. He got the highest score and became “ Trạng Nguyên”. He was asked to get married with the Zheng Princess but he excused as being a married man. The Zheng King got upset, sent him in exile to Xiongnu. The Xiongnu King also wanted him to get married with his daughter. When he turned down the proposal, Xiongnu King ordered to chop off his hands, his legs and to remove his eyes. The God heard the news and granted a miracle to save him. Phạm Công tried to find the way home. He got lost in Qi country, was asked to get married with Qi Princess. This time, even though he refused, he was released thanks to the Qi Princess’s kindness. After a short period of family reunion, Cúc Hoa passed away, leaving behind a son named Tiến Lực and a daughter named Nghi Xuân. Right at that time, Phạm Công was asked by Zheng King to go into a war against the invasion of Wei country. Having no choice, Phạm Công brought his wife’s body and his two children to go the front. The Wei army commander named Sầm Hưng , after hearing Phạm Công’s story , felt sorry and decided to withdraw. Later, Phạm Công got married with another woman named Tào Thị in order to look after his children while he was away on another mission in Cao Bằng. Tào Thị committed adultery and treated the kids badly. Tiến Lực and Nghi Xuân left home, went to look for their father. They passed by their grandparents’ house but the grandparents did not recognize them. Seeing the kids suffering, one night, Cúc Hoa’s spirit came back. She stayed with the kids until morning. Before leaving, she wrote a letter to Phạm Công and sewed it to Tiến Lực’s shirt. The kids got to a small restaurant in Cao Bằng. The owner agreed to let them stay to solicit for foods. One day, Phạm Công stoped at the restaurant. He saw the kids but didn’t think they were his children. However, after hearing their names, their story and especially seeing Cúc Hoa’s letter, he felt so upset. He came home, expelled Tào Thị out the house. She was then struck by lightning and died. Phạm Công submitted a resignation letter. He left his children to their grandparents in order to go to look for Cúc Hoa in another world. With the help from Zheng Princess, Monkey King “ Tề Thiên Đại Thánh”, King of Ghost, he found Cúc Hoa. By miracle, Cúc Hoa was resurrected. The two reunited with their children. The Zheng Princess also became his wife and Phạm Công was passed over the throne from Zheng King. The poem in Maurice Durand Collection has a different and very strange ending: On the way to find Cúc Hoa, Phạm Công got lost in a paradise. He and his horse went down to a river to take a bath. However, at the same time, a group of maid was also taking a bath. Seeing a strange man, they got panic, scolded and swore bad words to Phạm Công. They went back to report to their Princess Cúc Hoa. Cúc Hoa got upset, summoned Phạm Công to her palace and open a trial. The poem ended when the river guardian was summoned to testify who was telling the truth. The poem seems to be incomplete.
Phạm Công – Cúc Hoa là một truyện thơ chữ Nôm trong văn học Việt Nam. Truyện thơ này gồm 4.610 câu thơ lục bát, xuất hiện khoảng từ giữa thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Đây là một trong những truyện thơ Nôm có số lượng câu nhiều nhất. Từ trước đến nay, tác giả của Phạm Công-Cúc Hoa vẫn bị coi là khuyết danh. Đến tận cuối năm 2009, qua một bản in khắc gỗ, người ta mới có cơ sở để xác định tác giả truyện thơ này là Dương Minh Đức Thị[1].Bài thơ nhắc đến các nhân vật trong các truyền thuyết của Trung Quốc như Tề Thiên Đại Thánh, Thái Tử Na tra…, thậm chí tên các nước như Tề, Triệu, Trịnh, Ngụy là những nước thời Chiến Quốc bên Trung Quốc cũng được nhắc đến.
Tóm tắt nội dung:
Phạm Công là thái tử con Ngọc Hoàng, được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai một gia đình hai vợ chồng già, nghèo khó nhưng ăn ở hiền lành, phúc đức. Sau khi cha mất, chàng dắt mẹ đi ăn xin. Để thử tấm lòng nghĩa hiếu của chàng, Phật biến thành một ông lão vô gia cư được Phạm Công nhường cơm rồi các Tiên Nữ ở trên cung đình cũng xuống để quyến rũ, mua chuộc nhưng không được. Phạm Công tìm đến trốn quan trường, xin trọ học, ngày ngày đút cơm cho mẹ, bản thân mình thì ăn rau. Cúc Hoa, con gái quan phủ thấy vậy cảm động đem lòng yêu rồi xin cha mẹ cho lấy Phạm Công làm chồng. Khi Cúc Hoa có bầu thì Phạm Công đi thi. Sau khi đỗ Trạng nguyên, vua định gả Công chúa và truyền ngôi cho, nhưng chàng từ chối vì đã có vợ. Vua giận bắt đi đầy sang Hung Nô. Ở Hung Nô, vua Hung Nô cũng muốn gả con gái nhưng Phạm Công vẫn một mực từ chối, bị vua Hung Nô chặt tay, chặt chân, khoét mắt. Ngọc Hoàng biết truyện bèn ra tay cứu giúp, dùng thần dược chữa lành lặn cơ thể và đôi mắt. Sau khi được thả, Phạm Công tìm đường về quê cũ nhưng chẳng may đi lạc vào nước Tề. Ở đây, chàng cũng bị ép lấy công chúa, rất may được công chúa là người độ lượng, biết phải trái xin tha nên vua nước Tề đồng ý cho đi. Phạm Công cùng vợ sum họp được ít lâu thì Cúc Hoa mất để lại 2 con nhỏ Tiến Lực và Nghi Xuân. Giặc giã nổi lên, vua nước Trịnh sai Phạm Công đi đánh dẹp. Từ chối không được, chàng buộc phải mang hài cốt vợ và dắt 2 con cùng ra trận. Tướng giặc là Sầm Hưng của nước Ngụy sau khi nghe Phạm Công kể nội tình thì động lòng nên quyết định lui quân. Sau Phạm Công lấy Tào Thị làm vợ kế rồi lên trấn thủ ở Cao Bằng. Ở nhà Tào Thị ngoại tình, đối xử tệ bạc với con chồng khiến Tiến Lực và Nghi Xuân bỏ nhà đi ăn xin. Qua phủ ông bà ngoại nhưng ông bà cũng không nhận ra. Trong một đêm, Cúc Hoa từ cõi âm ti hiện về, xót thương 2 con nàng bèn viết một lá thư trách chồng rồi buộc vào gấu áo của con.Đến một quán nhỏ gần Cao Bằng, chủ quán đồng ý cho hai anh em ngồi lại, hàng ngày xin tiền khách mua cơm ăn. Ở đây, Tiến Lực và Nghi Xuân gặp lại cha. Lúc đầu Phạm Công không nhận ra con nhưng sau khi nghe Tiến Lực kể đầu đuôi câu chuyện và đọc bức thư của Cúc Hoa thì biết là con mình nên vừa mừng vừa tủi. Phạm Công mang con về gửi ông bà ngoại. Chàng về nhà đuổi Tào Thị đi. Tào Thị sau đó bị sét đánh chết. Phạm Công xin cáo quan để xuống âm phủ tìm vợ. Được công chúa Xuân Dung nước Trịnh, Tề Thiên Đại Thánh và Diêm Vương giúp đỡ, Phạm Công xuống được âm ti và tìm được vợ. Cúc Hoa được tái sinh, trở lại dương thế, “vu quy” với Phạm Công. Phạm Công cũng được vua Trịnh gả công chúa Xuân Dung và nhường ngôi vua cho. Bài thơ nằm trong Maurice Durand Collection có một kết thúc khác: Phạm Công gặp lại Cúc Hoa trong bối cảnh rất trớ trêu. Phạm Công như lạc vào cõi tiên, thấy cảnh đẹp, nước trong thì cùng ngựa hồng xuống tắm. Cùng lúc đó 30 thị nữ của Cúc Hoa cũng đến tắm. Thấy Phạm Công là đàn ông thì lấy làm kinh ngạc, chửi bới Phạm Công thậm tệ rồi về tâu bẩm với công chúa Cúc Hoa. Cúc Hoa nổi giận mở phiên tòa xét xử xem ai có lỗi. Bài thơ kết thúc bằng việc Hà Bá lên làm chứng xem việc gì đã xảy ra. Bài thơ bị bỏ lửng lơ và kết thúc này có vẻ không hợp lý, không giống với nguyên bản. Không rõ là ai viết.